Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

CỎ CÂY CŨNG CÓ LINH HỒN



 Thụy Sỹ là nước đầu tiên công nhận thực vật biết tri giác và tình cảm

Chính phủ Thụy Sỹ thông qua dự luật đầu tiên về quyền lợi của Thực vật. Dự luật này quy định rằng Thực vật được bảo vệ về mặt đạo đức và pháp lý, và các công dân Thụy Sỹ phải đối xử với chúng một cách thích hợp! Như vậy có thể nói Thụy Sỹ là nước đầu tiên công nhận Thực vật biết tri giác và tình cảm.

★ 
Thực vật có trí tuệ hay không?
Nhiều năm trước, khi ghé thăm khu vườn của một người bạn ở Úc, khu vườn nằm trong một căn phòng lớn và tất cả các cây được xếp gọn gàng theo hàng. Ở một bên của căn phòng, các cây xanh dường như cao hơn và thẫm màu hơn, còn càng xa chỗ ấy thì cây càng kém tươi tốt. Tôi đã đề cập về sự khác biệt rõ ràng này với chủ của khu vườn, và được ông giải thích rằng: "góc có những cây tươi tốt nhất là nơi ông đã cho chúng nghe nhạc".

Tò mò, tôi hỏi ông ta những cây trồng này thích thể loại nhạc gì? Ông cho biết: chúng thích nhạc cổ điển nhất, tuy nhiên gần đây ông đã đạt được những kết quả tốt hơn khi sử dụng các bản ghi âm tiếng dế kêu.
★ Thực vật có tình cảm không?
Gần đây, theo một bài báo trên tạp chí ScienceDaily, một vài nhà khoa học khám phá ra rằng loài Impatiens pallida (một loài hoa dại có màu vàng) có khả năng nhận ra họ hàng, và chúng có thể hiện tình cảm.Các cá thể của loài hoa dại màu vàng này thường mọc gần với các cá thể có họ hàng với chúng, và có phản ứng mạnh mẽ đối với những cuộc đấu tranh sinh tồn trên mặt đất – đặc biệt là sự tranh giành ánh sáng mặt trời. Bằng cách dồn sinh lực vào lá, loài cây này có thể phát triển nhanh chóng che phủ lá các cây đối thủ và lấy đi ánh sáng mặt trời của đối thủ. Chúng cũng có thể kích thích rễ tăng trưởng và lấn át hệ thống rễ của các cây lân cận.
Tuy nhiên, những cây hoa dại màu vàng này không làm thế khi những cây lân cận là một trong những họ hàng của chúng. Giữa những cây có họ hàng gần, thì loài cây hoa này không tăng phân bổ chất dinh dưỡng cho rễ hoặc lá. Thay vào đó, chúng hay đổi hình thái bằng cách tăng cường phát triển thân dài ra và phân nhánh. Điều này là một ví dụ cụ thể về việc thực vật cộng tác với những cây họ hàng nhằm nhận được những chất dinh dưỡng cũng như ánh sáng cần thiết mà không che khuất nhau.


Thực vật có ý thức không?Theo một tạp chí uy tín Plant Physiology (Sinh lý học thực vật) thì cây trồng có khả năng xác định nguy hiểm, báo hiệu mối nguy hiểm đó cho các cây khác và sắp xếp mọi thứ nhằm phòng thủ chống lại các mối đe dọa có thể nhận thấy được. Theo nhà thực vật học Bill Williams thuộc Viện nghiên cứu Helvetica: “thực vật không chỉ có nhận thức và cảm thấy đau đớn, chúng thậm chí còn có thể giao tiếp”.

Cleve Backster và “Tri giác nguyên sơ” của thực vật
Cleve Backster là cựu chuyên gia thẩm vấn của CIA. Vào năm 1960, trong đầu ông thình lình nảy ra ý kết nối máy phát hiện nói dối với cây trồng. Kết quả nằm ngoài khả năng tưởng tượng của ông, khi ông phát hiện ra rằng chúng phản ứng lại đối với những hành động gây hại (ví dụ như cắt lá) hay thậm chí những suy nghĩ làm hại đến chúng phát sinh từ những người ở gần đó. Sau rất nhiều thí nghiệm khác nhau, ông đã buộc phải đưa đến một kết luận gây chấn động, mặc dù biết nhiều người sẽ không hoan nghênh kết quả của mình. Ông đã kết luận rằng: "thực vật có tri giác và có tình cảm."
Khi ấy, Backster gắn các điện cực của máy phát hiện nói dối với cây huyết dụ trong văn phòng của ông, sau đó tưới nước cho cây và chờ xem phản ứng của những chiếc lá. Ông kinh ngạc phát hiện ra rằng: cây thực sự đã phản ứng lại với hành động này. Sau đó, ông quyết định chờ xem liệu điều gì sẽ xảy ra nếu như ông đe dọa nó, và ông nảy ra ý rằng sẽ quẹt diêm để đốt lá cây nơi gắn các điện cực. Một sự thật hết sức khó tin đã xảy ra: Cái cây không đợi cho đến lúc ông đốt que diêm, mà nó phản ứng ngay tức khắc đúng thời điểm mà ý định của ông vừa mới hình thành trong đầu!
Thông qua các nghiên cứu sâu hơn, Backster thấy rằng chính ý định của ông đã khiến cho cây Huyết dụ ấy phản ứng lại.Trong một thí nghiệm khác, ông đặt hai cái cây với nhau, rồi bảo học sinh của mình dẫm đạp một cái cây trước mặt cái cây kia, dẫm đạp cho chết. Sau đó đưa cái cây kia vào phòng, nối vào máy dò; rồi bảo năm em học sinh lần lượt đi từ ngoài vào. Bốn em học sinh đầu đi vào, không có phản ứng gì cả. Đến khi học sinh thứ năm vốn đã dẫm đạp cây nọ bước vào, thì [em này] còn chưa kịp tiến đến, bút điện tử đã lập tức vẽ nên một đường cong; khi người ta sợ hãi mới có thể vẽ xuất ra đường cong như thế.

Ông cũng phát hiện ra rằng thực vật có sự nhận thức lẫn nhau, chia buồn với cái chết của bất cứ sinh vật nào, cực kì ghét những người đã giết chết các cây khác một cách vô tình hay cố ý. Chúng cũng nhớ một cách trìu mến, mở rộng trường năng lượng của chúng ra ngoài hướng về những người đã trồng và chăm sóc chúng, thậm chí khi “bạn” của chúng cách xa cả về thời gian lẫn không gian.
Trong thực tế, ông nhận thấy, thực vật có thể phản ứng “tức thời” với một sự việc đang diễn ra cách xa hàng ngàn dặm. Và không chỉ là những nhà tâm linh, chúng còn là những nhà tiên tri, biết trước được cát hung và bao gồm cả thời tiết.

Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

SỰ THẬT VỀ NƯỚC MỸ

Dưới đây là câu chuyện về một du học sinh Trung Quốc sau khi sang Mỹ du học, sự thật về nước Mỹ làm cậu bàng hoàng… Nhận thấy sự tương đồng giữa 2 nền văn hóa Trung Quốc – Việt Nam, đăng lên đây hy vọng mọi người sẽ thích.

Sự thật về nước Mỹ

Tôi đã từng ôm giấc mộng được học tập ở đó, đã tìm mọi cách để tới được cái xứ sở siêu cường đó. Tôi có thời gian qua Mỹ khá lâu. Và nói thật, đến giờ này tôi vẫn còn thấy hối hận vì sự lựa chọn đó! Truyền thông phương Tây đã khiến chúng ta mê muội rằng Hoa Kỳ là một xứ sở hiện đại! Tôi đã từng ôm giấc mộng được học tập ở đó, đã tìm mọi cách để tới được cái xứ sở siêu cường đó.
Nhưng than ôi những gì tôi chứng kiến ở Hoa Kỳ rất đáng thất vọng!
1. Công nghiệp
Nước Mỹ thật ra chỉ là một làng quê khổng lồ chậm phát triển!
Hồi trung học, chúng ta đã được dạy rằng, công nghiệp càng phát triển bao nhiêu thì môi trường càng bị xâm hại bấy nhiêu. Chúng ta biết rằng một thành phố công nghiệp tất phải có nhiều ống khói, nhiều nhà máy và khói bụi khắp nơi. Đó là biểu tượng của sự công nghiệp hóa. Thế mà ở tại xứ cờ hoa này lại không có một cái ống khói nào! Họa hoằn lắm mới thấy một vài cái nhỏ tí ti để trang trí nhà cửa thôi!
Sự thật về nước Mỹ
Nước Mỹ thật ra chỉ là một làng quê khổng lồ chậm phát triển!
Và ở Mỹ, bạn cũng chỉ thấy toàn sông hồ trong sạch, chả tìm đâu ra nhà máy giấy, nhà máy luyện thép bên sông! Không khí trong lành thanh khiết này là dấu hiệu của một xã hội sơ khai chứ còn gì nữa! Chả có dấu vết gì của công nghiệp hóa cả!
2. Kinh tế
Người Mỹ hầu như không biết làm kinh tế! Bạn biết đấy, nước họ có chỗ nào mà xa lộ không tới, vươn đến mọi làng mạc xa xôi, thế mà tịnh không thấy một trạm thu phí nào! Thế là mất toi cả núi vàng!
Ước gì tôi có thể xây dựng vài cái trạm thu phí!
Ước gì tôi có thể xây dựng vài cái trạm thu phí!
Ước gì tôi có thể xây dựng vài cái trạm thu phí! Chắc chắn dăm bữa nửa tháng là gom đủ tiền mua được cả tòa lâu đài trông ra Đại Tây Dương!
Hai bên xa lộ còn những cụm hồ hoang sơ tĩnh lặng. Thế mà chính quyền cứ để mặc cho lũ chim trời cá nước thỏa sức vẫy vùng, không nghĩ đến việc xây dựng vườn cảnh để thu lợi. Người Mỹ rõ ràng là không có đầu óc kinh tế tẹo nào.
3. Xây dựng
Trình độ xây dựng của người Mỹ còn sơ khai lắm. Ngoài một số ít tòa nhà chọc trời tại các thành phố lớn, tôi dám chắc bạn rất ít gặp những công trình bê tông ở nước Mỹ. Nhà của người Mỹ thường làm bằng gỗ và vài thứ vật liệu nhẹ khác.
Sự thật về nước Mỹ
Trình độ xây dựng của người Mỹ còn sơ khai lắm.
Thử nghĩ mà xem, đến giờ này mà gỗ vẫn còn được dùng để xây dựng nhà cửa, thì có thể nói là trình độ kiến trúc của nước ngoại bang này còn thua xa trình độ của triều đại chúng ta xưa kia!
4. Văn hóa
Người Mỹ có cách suy nghĩ thật là lạc hậu và khờ khạo.
Hồi mới tới Mỹ, tôi thuê một xe chở hành lý giá 3 đô la. Nhưng tôi lại không có tiền lẻ. Một người Mỹ liền trả dùm tôi 3 đô la đó và vì thấy tôi lỉnh kỉnh đồ đạc nên đã giúp mang lên xe! Người này còn sẵn sàng mở cửa giúp tôi và hỏi tôi có cần giúp đỡ gì nữa không? Thế đấy!
Ở Trung Quốc, mấy chuyện này chỉ có vào thời Lôi Phong tức là vào những năm 50, 60 của thế kỷ trước thôi – còn bây giờ lối cư xử đó quá ư lạc hậu. (Lôi Phong là một thanh niên mà thời Mao thường nhắc tới như một tấm gương về đạo đức).
Hồi đó người ta chuộng lối sống ‘đạo đức giả’ nhưng bây giờ chúng ta không như vậy nữa. Bây giờ chúng ta nên sống thực dụng và trần trụi hơn, đó mới là hiện đại chứ! Tư duy của người Mỹ lạc hậu hơn chúng ta hàng mấy thập kỷ và không có dấu hiệu nào cho thấy họ có thể bắt kịp chúng ta!
5. Ẩm thực
Người Mỹ không biết thưởng thức thịt thú rừng.
Một đêm nọ, tôi cùng các bạn cùng lớp lái xe đi đến một thành phố khác, thình lình có mấy con nai nhảy xổ ra. Anh bạn tôi lập tức thắng lại và bẻ sang hướng khác để tránh. Ai cũng biết tai nạn loại này có thể làm hỏng cả chiếc xe. Thế mà chính quyền đành bó tay không biết phải xử lý tụi thú hoang này như thế nào cơ đấy!
Sự thật về nước Mỹ
Người Mỹ không biết thưởng thức thịt thú rừng
Người Mỹ làm như cũng không biết ăn thịt thú rừng, thậm chí không có nhà hàng nào bán thịt thú rừng, họ chả thiết đến loại thịt thú rừng thơm ngon bổ như hươu nai, và cũng chả thiết lấy sừng bọn thú này để kiếm bộn tiền!
Người Mỹ vẫn sống cùng những con thú hoang dã đó, thậm chí còn đưa ra những biện pháp để bảo vệ chúng. Quả thật, đó là một xã hội còn quá sơ khai!
6. Phong cách
Người Mỹ làm như không biết tự trọng!
Các giáo sư Mỹ không quan tâm nhiều đến bề ngoài, họ không hề có cái gọi là phong thái bác học. Giáo sư Davis chẳng hạn, là một giáo sư tâm lý học cực kỳ nổi tiếng thế mà vào giờ nghỉ ông ấy cũng thường ăn bánh bích quy với sinh viên trong văn phòng của mình, và bàn tán xôm tụ với họ về bộ phim 21, hay về minh tinh Trung Quốc Chương Tử Di ! Ông cũng không có phong cách uy nghi của một nhà bác học, và điều đó làm tôi thất vọng ghê gớm!
Giáo sư Mỹ chẳng đạo mạo gì cả
Giáo sư Mỹ chẳng đạo mạo gì cả
Các nghiên cứu sinh sau tiến sĩ cũng không bao giờ ghi hai chữ Ph.D. lên danh thiếp của mình như ở nước ta. Họ thậm chí cũng không biết cách thể hiện vị thế của mình. Thành ra những người học với những ông thầy như vậy nếu trở thành những quan chức thì làm sao biết cách đi đứng nói năng cho đúng bộ lệ đây!
Còn ở Trung Quốc, giờ đây các công chức dường như rất biết cách để thu hút sự kính trọng của dân chúng, thậm chí đến cả vị giám đốc của một cơ quan tầm tầm ở Trung Quốc có khi còn uy thế hơn cả Tổng Thống Mỹ cơ đấy! Một công dân hạng ba của Trung Quốc có khi còn xa một công dân hạng nhất của Mỹ là vậy!
7. Học đường
Học sinh tiểu học Mỹ chả có lý tưởng cao xa gì sất.
Chúng không hề có ý định đi học để trở thành ông này bà nọ trong chính quyền! Không hề có học đường nào dành cho chủ tịch, bí thư, ủy viên tương lai, như tôi đã từng thấy hồi còn nhỏ ở quê nhà. Các em không có bài tập về nhà. Bài tập về nhà kiểu như các học sinh như các học sinh Trung Quốc là khá xa lạ ở Mỹ.
Học sinh tiểu học Mỹ chả có lý tưởng cao xa gì sất.
Học sinh tiểu học Mỹ chả có lý tưởng cao xa gì sất.
Trường học ở Mỹ chú trọng đến đạo đức, trước hết để giúp cho các đứa trẻ trở thành những công dân có đủ tư cách, sau đó mới tính đến chuyện lý tưởng lâu dài. Trở thành công dân có đủ tư cách ư? Một quan niệm nghe mới cổ hủ làm sao!
8. Y tếĐầu tiên họ đi bác sĩ khám bệnh, rồi bác sĩ kê toa. Rồi cầm toa đó đi mua thuốc, mua xong còn phải nghe dược sĩ hướng dẫn sử dụng… ôi chao mọi việc chẳng thể nhanh gọn như ở Trung Quốc… Tôi chả hiểu tại sao ở Mỹ lại phân biệt việc khám bệnh với việc bán thuốc… mà lẽ ra nên tách rời lợi nhuận với trách nhiệm!
Người Mỹ làm lớn chuyện một cách kỳ cục khi có bệnh.
Người Mỹ làm lớn chuyện một cách kỳ cục khi có bệnh.
Rõ ràng là các bệnh viện ở Hoa Kỳ không biết kiếm tiền mà! Sao lại phải nói tên thuốc cho bệnh nhân biết chứ?… chỉ có như vậy họ mới độc quyền bán thuốc với giá cao gấp cả chục lần cơ mà! Có quá nhiều cơ hội làm ăn béo bở thế mà họ không biết tranh thủ khai thác, rõ ràng kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa ở Mỹ đã chết rồi!
9. Báo chí
Ý kiến của công chúng Mỹ thật chả ra làm sao!
Đôi khi tôi hoàn toàn mất kiên nhẫn với sự ngu dốt và khờ khạo của người Mỹ.
Chẳng hạn khi họ biết Trung Quốc có đài truyền hình và báo chí, họ đã hỏi tôi một câu ngu dốt như thế này: Hóa ra Trung Quốc cũng có báo chí à? Nghe mà bực cả người!
Ngay cả tổng thống cũng bị chửi
Ngay cả tổng thống cũng bị chửi
Chúng ta có những tờ báo tiếng Trung được Bộ Truyền Thông cho phép ấn hành sau khi đã rà soát một cách cẩn thận đấy chứ. Báo của chúng ta toàn là những bài ca tụng lãnh tụ lên mây cả, có đâu như báo Mỹ, công chúng đóng góp phê bình loạn cả lên, thậm chí còn dám “chửi” cả tổng thống nữa cơ đấy!
Báo chí chúng ta đâu có chuyện công khai mấy vụ bê bối của quan chức, bởi nếu cứ tung hê lên thì sau này ai mà muốn làm lãnh đạo nữa chứ!
10. Tâm linh
Người Mỹ có đời sống tinh thần hết sức vô vị nhạt nhẽo.
Tôi chả hiểu tại sao trước mỗi bữa ăn họ lại lẩm bẩm mấy câu kinh thánh nghe hết sức khờ khạo: “Cầu Chúa phù hộ nước Mỹ”.
Tôi chả hiểu tại sao trước mỗi bữa ăn họ lại lẩm bẩm mấy câu kinh thánh nghe hết sức khờ khạo
Tôi chả hiểu tại sao trước mỗi bữa ăn họ lại lẩm bẩm mấy câu kinh thánh nghe hết sức khờ khạo
Thật là buồn cười quá đi: Nếu Chúa phù hộ nước Mỹ thì làm sao lại để nước Mỹ lạc hậu, sơ khai, đơn giản đến thế này? Cầu Chúa có ích lợi gì chứ? Thực tế nhất là bạn nên dành thời gian đó để đi lễ thủ trưởng như ở nước ta!
Đó mới đúng là hiện đại chứ lỵ!
11. Lối sống
Người Mỹ chả có khái niệm về thời gian.
Bất luận chuyện lớn chuyện nhỏ, người Mỹ đều ngoan ngoãn đứng vào hàng chờ đợi…
Xếp hàng là quá mất thời gian
Xếp hàng là quá mất thời gian
Còn chúng ta – như bạn biết đấy – khôn hơn nhiều! Bất kể đám đông như thế nào, chúng ta vẫn có kỹ năng chen lấn tuyệt vời, điều này giúp tiết kiệm thời gian, và tránh được sự mệt mỏi khi đứng chờ!
Nếu ai đó biết đi cổng sau thì kết quả tiết kiệm thời gian còn tuyệt hơn nữa.. Thế mà những người Mỹ lẩm cẩm lại không biết đến những điều hay ho đó cơ chứ!
12. Mua bán
Những cửa hàng ở Mỹ có một phong cách buôn bán hết sức vô lý: Bạn có thể đem trả lại hàng hóa vài tuần sau khi đã mua về mà thậm chí cũng không cần nêu lý do. Ở ta thì làm gì có chuyện cho đổi hàng mà không hò hét quát tháo nhau ra trò chứ!
1 cửa hàng của Apple tại Mỹ
1 cửa hàng của Apple tại Mỹ
13. An toàn
Nước Mỹ không an toàn chút nào! Tôi nói điều này bởi có tới 95% nhà dân không có tới lưới chống trộm và lại không có hàng rào xung quanh, và điều kỳ lạ nữa là: Chả biết mấy tên trộm đi đâu hết rồi? Có nhiều ngôi nhà đẹp đẽ sang trọng mà ban đêm nhiều người Mỹ còn không biết khóa cửa lúc họ đi ngủ nữa. Thật mất an toàn hết sức!
14. Giao thông
Người Mỹ sao mà nhút nhát và yếu đuối quá vậy không biết! Tôi nói điều này cũng bởi có tới 95% tài xế không dám vượt đèn đỏ! Ở nước ta thì phần lớn tài xế đều có thừa dũng cảm vượt đèn đỏ.
95% tài xế không dám vượt đèn đỏ
95% tài xế không dám vượt đèn đỏ
Và mặc dầu 99% dân Mỹ có xe hơi, vậy mà cách lái xe của họ thật lạ: Bao nhiêu là xe cộ lưu thông nhưng không mấy khi nghe tiếng còi xe, phố xá vì thế vắng lặng đến nỗi cứ ngỡ không phải là phố xá nữa, tại sao người lái xe lại không bóp còi inh ỏi cho sướng tay như ở bên ta nhỉ? Phố xá bên Mỹ làm sao mà bì được với phố xá ồn ào náo nhiệt ở Trung Quốc cơ chứ!
15. Tình cảm
Người Mỹ rất là thiếu tình cảm và hình như không có cảm xúc. Có tới 95% nhân viên người Mỹ không nghĩ tới việc phải làm gì cho tiệc cưới của sếp hoặc của con cái sếp, họ chẳng bao giờ phải vắt óc tìm ra lý do để chăm sóc sếp của mình. Ở Trung Quốc liệu có ai điên đến mức bỏ qua cơ hội chăm sóc sếp của mình không? Nói cách khác, có ai dám làm điều đó không? Hãy xem, người Trung Quốc chúng ta có biết bao nhiêu là tình cảm thương mến đối với lãnh đạo!
Chúng ta có biết bao nhiêu là tình cảm thương mến đối với lãnh đạo!
Chúng ta có biết bao nhiêu là tình cảm thương mến đối với lãnh đạo!
16. Nhạy bén
Người Mỹ không nhạy bén chút nào! 99% người Mỹ đều đi học, đi làm, và thăng quan tiến chức, mà không hề biết đến sự cần thiết của “phong bì” để có thể mở ra một cánh cửa… sau, để giúp cho họ được thăng quan tiến chức nhanh hơn, giống như người Trung Quốc chúng ta!
Vậy thì còn đi Mỹ để làm gì nữa cơ chứ??!!
NGUỒN: Xuất hiện lần đầu tiên trên mạng xã hội Sina Weibo của Trung Quốc, bài viết này đã nhận được hàng chục ngàn chia sẻ và bình luận. Tờ Tea Leaf Nation đã trích dịch, biên tập lại những phần cốt lõi nhất của bài viết nói trên.
  • Sưu tầm trên mạng

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

ƯỚC MƠ VÀ THỰC TẾ



★ Ai chẳng mơ ước những điều tốt đẹp. Tôi cũng như các bạn "phản động", tôi cũng luôn mơ ước một xã hội Công bằng Dân chủ và Văn minh.

Tôi cũng ghét "tham nhũng, bất công" và các tệ nạn Xã hội như các bạn vậy. Và tôi nghĩ bất cứ người dân Việt Nam nào cũng đều có suy nghĩ giống như tôi.

★ Mỗi chúng ta ai cũng có những giấc mơ của riêng mình, có người mơ được bay lên cung trăng, bay vào vũ trụ, có người thì mơ ước làm Thủ tướng để có thể cống hiến xây dựng đất nước giàu đẹp ... trong chúng ta ai cũng có những ước mơ, đôi khi có thể là hão huyền phi thực tế. Và Thế giới tự cổ chí kim chẳng phải được tạo dựng nên là nhờ những ước mơ sao?

NHƯNG .. đôi khi chúng ta phải nhìn lại! Điều chúng ta muốn và thực tế cái chúng ta có, hay nói nôm na "điều kiện chúng ta đang có" liệu có thể biến mọi ước mơ của chúng ta thành sự thật không?


MUỐN là một chuyện, mà THỰC TẾ lại là chuyện khác!
Khi bạn muốn có một ngôi nhà, không phải tự dưng "đùng một cái" là có được. Bạn phải đi từng bước một, vững chắc. Đầu tiên bạn phải xem bạn có đủ kinh phí để mua vật tư không? Sau đó thì phải xem bạn đã có đất để xây nhà chưa? Rồi đến chuyện thuê thợ thầu xây dựng v.v...
Một xã hội tốt đẹp cũng như thế! Muốn có nó trước tiên bạn phải góp phần từng bước xây dựng nó. Không phải cứ muốn là được! Mọi thứ bạn phải đi từng bước một.

★ Tại sao tôi cảm thấy lo ngại một số bạn "phản động cực đoan" ?!

Dĩ nhiên Dân chủ là xu thế tất yếu! Tôi hoàn toàn không phủ nhận điều đó. Nhưng chúng ta không thể áp dụng rập khuôn kiểu xây dựng Dân chủ của các nước phương Tây vào Việt Nam được, bởi vì điều kiện và hoàn cảnh Lịch sử cụ thể của nước ta khác họ. (Còn khác như thế nào thì các bạn học Sử cũng biết rồi)

Vậy nên, giữa điều chúng ta mơ và thực tế điều kiện chúng ta có để xây dựng nên ước mơ là cả một vấn đề, không phải đơn giản. Mọi thứ cần phải làm từng bước một.


Xã hội Việt Nam thực tế đang khá yên bình, một nền chính trị ổn định chính là môi trường tốt thu hút đầu tư của nước ngoài. Trước tiên người dân Việt Nam cần là "cơm no áo ấm" trước đã. Người ta bảo "nhà giàu tự khắc sẽ sinh lễ nghĩa". Khi người dân được giàu có, được học hành đầy đủ, họ sẽ có nhiều cơ hội ra nước ngoài, tiếp xúc học hỏi nhiều nền văn minh khác nhau, từ từ dần dần sẽ nâng cao dân trí, khi dân trí cao tự khắc sẽ có Dân chủ. Mọi thứ cần đi từng bước một song hành với những Chính sách thay đổi cải cách dần dần của Chính phủ.
Khi chúng ta chung lòng cùng Chính phủ xây dựng đất nước giàu đẹp, mọi thứ sẽ tốt đẹp lên thôi. Bạn cần phải có niềm tin vào những người Lãnh đạo của bạn. Nếu cứ hoài nghi và không tin một điều gì, luôn chống đối, chia rẽ kích động thù địch và ai cũng như bạn, thì chúng ta làm sao có thể có được sức mạnh đồng lòng cùng xây dựng đất nước giàu đẹp được đây?

★ Hãy biết yêu và trân trọng những gì mà chúng ta đang có. Tôi không bảo các bạn phản động phải trân trọng Chính phủ hay Đảng CSVN làm gì. Vì việc điều hành đất nước là "nhiệm vụ" của họ, họ phải làm. Cái tôi muốn các bạn yêu và trân trọng chính là MỘT ĐẤT NƯỚC THANH BÌNH mà chúng ta đang có. Khi nào các bạn nếm thử chiến tranh đẫm máu ở Irac hay Libia, hay phải sống trong các nước Hồi giáo cực đoan ở Trung Đông, hoặc những nước nghèo đói ở Châu Phi .. Lúc đó các bạn sẽ thấy "cảm ơn Trời phật biết bao khi ta được sinh ra ở Việt Nam trong thời bình này".

PHÁ THÌ DỄ, XÂY MỚI KHÓ.

Chúng ta hiện nay đã có nền tảng Xã hội rất tốt dưới sự Lãnh đạo của Đảng CSVN. Dĩ nhiên vẫn còn nhiều bất cập, nhưng bây giờ cái chúng ta cần là tiếp tục "tận dụng" những nền tảng này và cùng nhau đoàn kết xây dựng những điều tốt đẹp hơn, chứ không phải là đòi hỏi gây chia rẽ lật đổ. Mọi thứ ở đời, từ việc to đến việc nhỏ, đều phải đi từng bước một. Không phải đùng một cái muốn là có được.

Tôi chỉ mong các bạn thật "bình tĩnh" và chiêm nghiệm những điều tôi nói. Đừng xem tôi là DLV (dư luận viên), vì thực tế tôi không phải là một người Cộng Sản, thậm chí tôi còn chống một số học thuyết vớ vẩn của Cộng Sản. Tôi là một người yêu chuộng Tự do- Dân chủ và Hòa bình. Tự do Dân chủ đúng nghĩa, chứ không phải thứ Tự do - Dân chủ đòi hỏi bạo loạn, lật đổ như các bạn " dân chủ cực đoan" đang làm, càng không phải thứ "hòa bình kích động áp đặt chia rẽ phản cảm" như một số bạn Cờ đỏ đang áp dụng hiện nay.

Thân mến!

Thanh Niên Việt Nam 


Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015


DANH NGÔN BẤT HỦ CỦA CÁC LÃNH TỤ CỘNG SẢN
- “Chúng ta phải căm thù – lòng căm thù là điều cơ bản của Chủ nghĩa Cộng sản. Trẻ con phải được dạy để chúng biết căm thù cha mẹ chúng nếu họ không phải là những người Cộng sản.”
(Lenin)

- “Tron
g chính trị không có đạo đức mà chỉ có thủ đoạn. Một thằng du côn cũng có thể có giá trị cho chúng ta chỉ vì nó là thằng du côn.”
(Lenin) 
- “Chỉ cần dân chúng biết rằng ta có bầu cử là đủ rồi. Những người bỏ phiếu bầu cử không quyết định được gì cả. Chính những người đếm phiếu mới quyết định mọi thứ.” 

(Stalin)

Thứ Năm, 15 tháng 1, 2015

Cải cách Dân chủ


★ Dân chủ là xu thế tất yếu. Chính quyền Việt Nam hiện đang rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan.

- Nếu theo đuổi các cải cách Dân chủ, Đảng CSVN sẽ khiến giới Tư bản đỏ bảo thủ, đặc biệt là Trung Cộng sẽ mất lòng. Trung Cộng không dễ dàng gì để mất một "sân sau lý tưởng" như Việt Nam trên bản đồ Chính trị Thế giới.

- Nếu ngăn cản cải cách Dân chủ họ lại khiến những nhà theo đường lối cách mạng Dân chủ tức giận. Trong dòng xoáy phát triển của Thời đại Công nghệ Thế kỷ 21, nếu không có những cải cách nhằm bắt kịp xu thế phát triển của Thế giới, Việt Nam sẽ bị "tụt hậu" so với các nước trong khu vực, điều này cũng sẽ dẫn đến sự bất mãn sâu rộng trong dân chúng cùng sự lung lay "niềm tin" vào Chế độ là một điều tất yếu sẽ xảy ra .. Và nếu như quần chúng nhân dân đến một giới hạn của "bất mãn" mà đứng về phía những nhà Dân chủ. Có lẽ khi đó Đảng CSVN sẽ trở thành "tội đồ" của dân tộc.

- Nếu Đảng CSVN tìm cách đi theo con đường "trung dung", việc này lại khiến tất cả các bên cùng bất mãn.

★ Mấu chốt của vấn đề vẫn là: "Dân chủ là quy luật phát triển tất yếu của Nền văn minh nhân loại ". Vậy nên, việc đứng về phía nào, đứng như thế nào, chọn con đường cải cách uyển chuyển ra sao để đạt được mục đích, cũng như tránh được sự phá hoại của các Thế lực thù địch, giữ được sự "ổn định hòa bình phát triển" hợp lòng dân .. Điều này phải cần đến sự "khôn ngoan thức thời" của các lãnh đạo Đảng CSVN vậy!

Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015

MỘT DÂN TỘC SẼ ĐI VỀ ĐÂU VỚI SỰ NGU DỐT !?

Ban tuyên giáo Trung ương dùng bộ máy "tuyên truyền" NGU DÂN, đó là một cách hữu hiệu để bảo vệ một Chế độ độc tài.

Nhưng còn TIỀN ĐỒ DÂN TỘC thì sao !?

MỘT DÂN TỘC SẼ ĐI VỀ ĐÂU VỚI SỰ NGU DỐT !?

Đó là câu hỏi dành cho các "Dư luận viên" ...

Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2015

10 LÝ DO BẮC TRIỀU TIÊN LÀ "THIÊN ĐƯỜNG CỘNG SẢN"

1. Không phải lo về tình hình "gia tăng dân số". (Vì hàng năm có đến hàng trăm ngàn người CHẾT VÌ ĐÓI.)

2. Không có ùn tắc GIAO THÔNG. (Vì gần như không có một chiếc xe nào trên đường. Xe đạp vẫn còn là một mặt hàng xa xỉ đối với dân Triều Tiên. Còn xe hơi thì ... không bao giờ mơ có thể với tới!)

3. Người dân không cần dùng Tiền. (Bởi vì thực sự không có gì để bán và mua, không có hàng hóa nhu yếu phẩm xa xỉ được sản xuất.)

4. Không cần ăn, không cần mặc, không cần gì cả, chỉ ngắm TƯỢNG thôi đã đủ "sáng mắt no lòng". (Cả nước đâu đâu cũng có tượng của Bác Kim. Người dân "nhịn đói" để xây dựng tượng và di tích ca ngợi gia đình Lãnh tụ bác Kim.)



5. Không cần "phụ thuộc" bất cứ ai. (Bắc Triều Tiên bị cô lập hoàn toàn với Thế giới văn minh, không giao lưu với các nước láng giềng. Chỉ sản xuất vũ khí hủy diệt đem ra để đe dọa các quốc gia khác nhằm đổi lấy viện trợ. Đó là "thằng Chí Phèo" của Liên Hiệp Quốc, không hơn, không kém.)

6. Cả đất nước toàn màu XÁM. Không có màu sắc hoặc rất ít màu sắc. (Đi khắp đất nước Triều Tiên bạn sẽ thấy tất cả công trình và nhà cửa đều chỉ sơn một màu xám, không có màu sắc hay biển hiệu sinh động. Đặc biệt không có màu vàng. Đó là vì màu vàng được xem là màu tượng trưng cho kẻ thù Mỹ.)

7. Đất nước có cuộc DUYỆT BINH diễu hành thuộc hàng TOP trên Thế giới. (20% dân số đi lính. Cả đất nước chỉ xây dựng quân đội. Mọi người đều là quân nhân.)

8. Không cần điện thoại, không cần Internet, không cần truyền hình cáp .. (Đảng Cộng sản Triều Tiên cấm tất cả người dân của mình tiếp xúc với các công nghệ truyền thông phương Tây, vì lo sợ "diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch".)
9. Từ ảnh chụp VỆ TINH, ta có thể thấy Bắc Triều Tiên là đất nước Tối nhất trên Thế giới. 
(Hoàn toàn không có ánh đèn điện ở đất nước này khi về đêm)


10. Nhiều tù Chính trị, nhiều người "vượt biên" nhất trên Thế giới.
(Hầu hết những người đào thoát trốn khỏi Bắc Triều qua ngả Trung Quốc đều bị bắt lại, và bị đưa vào các Trại tập trung khổ sai, hoặc bị hành quyết)

Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015

MỘT NÉT VĂN HÓA MỸ - "CẢM ƠN" VÀ "XIN LỖI"


★  Có lẽ hai cụm từ mà mọi người được nghe nhiều nhất hàng ngày ở Mỹ là “Cám ơn” và “Xin lỗi”. Người Mỹ nói lời cám ơn bất cứ chuyện lớn, chuyện nhỏ, mỗi khi ai đó làm điều gì giúp mình. 

Lỡ đi đụng nhẹ một ai đó thì họ sẽ quay qua: "Sorry, I dont want to bother you! " (Xin lỗi, tôi không cố ý đụng bạn đâu)
Còn khi 2 người đi đối mặt nhau, hễ bạn chủ động nhường đường họ thì họ sẽ Thanks (Cảm ơn) bạn liền, còn không thì họ cũng sẽ nhường đường cho bạn.

Đôi khi họ xin lỗi mặc dù thật sự chẳng phải lỗi của họ, chẳng hạn như khi đi mua sắm, vô tình họ đi trước mặt bạn, làm cản đường đi của bạn, thì họ sẽ dừng lại nói “I’m sorry. Am I in your way?” Nghĩa là: Xin lỗi, tôi cản đường của bạn phải không? 

Khi lái xe bị đụng nhau, người Mỹ thường xuống xe rồi đôi bên "xin lỗi" nhau, sau đó trao đổi Bảo hiểm. Nếu chỉ bị trầy sướt nhẹ, không có thương vong, người ta thường gọi cho hãng bảo hiểm, để bảo hiểm 2 bên điều tra tìm xem lỗi của ai để quyết định Bảo hiểm bên nào sẽ chi trả bồi thường, tránh những cãi vả không cần thiết, cũng như giúp ngăn chặn những hành động khác có thể dẫn đến bạo lực.

★  Sở dĩ người dân Mỹ có nét "văn hoá" này là do nhân viên Chính phủ, công chức Nhà nước của họ luôn gương mẫu từ trên xuống dưới, họ luôn tôn trọng, ăn nói lịch thiệp với người dân.. từ đó người dân nhận được cái lịch thiệp đó, rồi người dân cũng làm theo.
Tại sao nhân viên Chính phủ của các Quốc gia áp dụng cơ chế Dân chủ, họ có thói quen ứng xử lịch thiệp, tôn trọng người dân như vậy? Bởi vì khi làm cho Nhà nước, họ được căn dặn: "Các bạn phải biết đồng lương các bạn có là từ tiền Thuế của nhân dân, cho nên các bạn phải ra sức phục vụ lại cho nhân dân, ân cần và làm hết trách nhiệm mà bạn được giao phó".

Nếu có một nhân viên Chính phủ nào đó không làm đúng chức trách và trách nhiệm của mình, ngay lập tức họ sẽ bị người dân phản ánh thông qua "tự do báo chí". Trong trường hợp Chính phủ và cấp trên bao che, thì Đảng đối lập sẽ đứng lên tố cáo Đảng cầm quyền. Nhờ Chế độ Đa đảng được vận hành một cách linh hoạt này mà từ Tổng thống, Bộ trưởng cho đến nhân viên công vụ .. không ai dám làm sai, tất cả đều luôn tỏ ra "lịch sự" và biết lắng nghe tiếng nói của nhân dân. Văn hóa "làm sai xin lỗi, tự giác từ chức" cũng xuất phát từ đấy! 

Ngược lại, các quốc gia được xây dựng bởi Chế độ độc tài toàn trị Cộng Sản thì sao? Họ có được một chế độ đúng nghĩa "Do dân, vì dân" như ở Mỹ không? Câu hỏi này chắc phải dành cho các "đỉnh cao trí tuệ loài người" trả lời vậy!

(Tổng hợp từ FB NgọcThu & NamNguyenHoangDao)

BIỂU TÌNH LÀ GÌ ?


Theo bách khoa toàn thư Bắc Mỹ (Encyclopaedia Americana) thì biểu tình được hiểu một cách thông thường là hành động "bất bạo lực " của một nhóm người, nhằm mục đích đưa đến cộng đồng một quan điểm hay một cách nhìn về một vấn đề nào đó trong xã hội.

★ Hình thức của biểu tình:

Biểu tình có thể diễn ra bởi nhiều cách và sự đa dạng khác nhau. Trong các xã hội dân chủ hiện đại, các cuộc biểu tình có thể được thực hiện qua các hình thức sau:

- Diễn hành: Là cuộc xuống đường của nhiều người di chuyển trong trật tự từ một địa điểm này đến một địa điểm khác.
- Tập họp: Người biểu tình tập họp tại một địa điểm cố định, để nghe diễn thuyết của một người, và đôi khi là diễn đàn để đưa ra các ý kiến và quan điểm.
- Thường trực: Các cuộc biểu tình cố định đã “chiếm đóng” một địa bàn và diễn ra trong một khoảng thời gian dài.
- Giả chết (Die-in): Hình thức biểu tình khổ hạnh, người biểu tình sắp đặt một cảnh tượng chết chóc dùng để phản đối chiến tranh, hay phản đối một sản phẩm thuốc men mà cho rằng có hại.

★ Địa điểm và thời gian:

Địa điểm và thời gian của các cuộc biểu tình nhiều khi mang tính lịch sử và liên quan trực tiếp đến chủ đề biểu tình. Ví dụ biểu tình để kỷ niệm sự kiện Thiên An Môn vào ngày 4 tháng 6 hàng năm tại Hồng Kông. Nhưng cũng chính trong ví dụ này lại mang tính gián tiếp về địa điểm vì nó không xảy ra tại quảng trường Thiên An Môn.

★ Biểu tình và luật pháp trong xã hội Mỹ

Tu Chính Án số 1 (First Amendment) trong hiến pháp Mỹ bảo vệ "quyền biểu tình ôn hòa của người dân" thông qua qua quyền tự do ngôn luận và quyền tự do hội họp. Tu Chính Án số 1 cũng khuyến cáo nhằm nghiêm cấm Quốc Hội Mỹ ra bất cứ luật lệ nào có ý định xâm phạm đến các quyền này.
Lịch sử nước Mỹ được coi là lịch sử đấu tranh và bảo vệ nhân quyền, và biểu tình được coi là một hình thức tích cực trong một nền dân chủ gương mẫu.
Các cuộc biểu tình tại Mỹ có thể xảy ra ở nhiều nơi với nhiều hình thức, và đặc biệt trên toàn liên bang Mỹ đã cho thiếp lập các địa điểm tự do ngôn luận (Free speech zones – hay còn gọi là The First Amendment Area), là những địa điểm cộng đồng mà người dân có thể dùng để đưa ra những quan điểm của mình một cách tự do tuyệt đối. Các trường đại học Mỹ cũng có những địa điểm như vậy để cho sinh viên bày tỏ quan điểm và tranh biện về bất cứ đề tài nào trong xã hội.

Trong lịch sử nước Mỹ đã từng diễn ra những cuộc biểu tình lớn lên đến hàng triệu người, có tiếng vang và ảnh hưởng rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới.
Ngày nay, xã hội Mỹ đã quá văn minh và đi vào hệ thống pháp trị nên các cuộc biểu tình tại Mỹ thường chỉ xoay quanh những vấn đề còn bàn cãi như: đồng tính luyến ái, di dân, nạo phá thai, và các vấn đề ngoại giao diễn ra bên ngoài nước Mỹ như chiến tranh, chống khủng bố.

Và vì đặc điểm đa sắc dân và vị thế ảnh hưởng số một thế giới của mình mà nhiều cuộc biểu tình diễn ra tại Mỹ, nhưng không có một sự liên quan tối thiểu nào đến xã hội và đất nước Mỹ. Ví dụ: người Cuba tại Miami biểu tình phản đối chế độ độc tài cộng sản và Fidel Castro, người Việt tại Little Saigon biểu tình phản đối chính quyền Việt Nam bắt tù cha Lý, người Palestine biểu tình chống quân đội Israel chiếm đóng Gaza. Các cuộc biểu tình bảo vệ quyền súc vật, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên .v.v. cũng thường diễn ra tại Mỹ nhằm gây tiếng vang lớn.

Tại Mỹ, chính quyền thành phố có trách nhiệm trực tiếp đến các hoạt động biểu tình. Các cuộc biểu tình diễn hành lớn thường có một chương trình và kế hoạch rõ ràng từ trước. Các tổ chức biểu tình sẽ làm việc với chính quyền thành phố để hẹn giờ, địa điểm, và chính quyền thành phố sẽ có trách nhiệm mở đường, hộ tống, giữ trật tự và cứu thương cho đoàn người biểu tình. Nếu trong cùng một vấn đề mà đoàn biểu tình có những quan điểm trái ngược nhau, thì chính quyền cũng không có quyền can thiệp vào các quan điểm ấy. Ví dụ: năm 2003 khi diễn ra chiến tranh Iraq, tại Mỹ đã có nhiều cuộc biểu tình lớn diễn hành chống chiến tranh để phản đối chính quyền tổng thống Bush, nhưng cũng có những cuộc xuống đường biểu tình ủng hộ hành động quân sự nhằm lật đổ Saddam Hussein. Chính quyền không có quyền xâm phạm đến các quan điểm khác nhau. Nhiệm vụ của chính quyền là thực thi pháp luật và hợp tác để các cuộc biểu tình diễn ra được suôn sẻ và ôn hòa.
Trong quá khứ cũng từng xảy ra những cuộc biểu tình dẫn đến những hành động quá khích, nhưng nhìn chung, biểu tình tại Mỹ được xem là tích cực hơn so với biểu tình tại nhiều nước châu Âu vì tính cách ôn hòa và trật tự của nó.

★ Biểu tình trong các chế độ độc tài toàn trị.

Biểu tình là một hình thức thể hiện quyền tự do ngôn luận, mà qua đó chúng ta có thể đánh giá về mức độ dân chủ và tôn trọng nhân quyền trong một xã hội. Khác với trong các xã hội dân chủ, nơi mà hành động biểu tình được xem là một hình thức tiến bộ và tích cực thể hiện tính chất văn minh và năng động của con người; thì trong các chế độ chuyên chế, biểu tình được coi như một dấu hiệu xấu và không nên được diễn ra. Con người trong các xã hội độc tài bị nhồi sọ và tiêm nhiễm vào đầu óc lối suy nghĩ rằng: biểu tình là hành động chống phá làm quấy rối trật tự xã hội, làm xấu hình ảnh đất nước, bôi nhọ quê hương.
Tất nhiên, đó là lối suy nghĩ từ những khối óc nông cạn đã bị tẫy não, vì trên thực tế những xã hội có nhiều cơ hội để bày tỏ quan điểm nhất lại là những xã hội giàu có, văn minh và được tôn trọng nhất trong cộng đồng thế giới.
Tuy nhiên, trong các chế độ chuyên chế vẫn có những cuộc biểu tình diễn ra. Các cuộc biểu tình được ủy quyền bởi chính quyền thường lại là những cuộc biểu tình với đề tài không hề liên quan đến xã hội và đất nước đó. Ngược lại, những cuộc biểu tình với các vấn đề bức xúc trong xã hội đó lại bị nghiêm cấm và đàn áp.

Từ thời Stalin ở Nga và các chế độ toàn trị Đông Âu, con người đã bị cai trị bằng hình thức "trại cừu", và khi cần thiết thì kẻ cai trị chỉ cần phát động phong trào để lùa “đàn cừu” đi làm những việc với mục đích chính trị riêng của mình.
Ngày nay, trong các xã hội chuyên chế, ngay cả những cuộc biểu tình như thế cũng không còn vì chế độ cai trị e sợ sự xuống đường của người dân.
Nói chung, mọi hình thức biểu tình và xuống đường diễn hành một cách tự phát của người dân là không được các chế độ chuyên chế chấp nhận.
Biểu tình tại Việt Nam. Là một xã hội độc đảng nên các đặc điểm trong xã hội này cũng bao gồm những đặc điểm vừa trình bày trên.

Tại Việt Nam ngày nay, tất cả các cuộc biểu tình đều là tự phát từ những vấn đề bức xúc trong chính xã hội, nhưng nó không được chế độ cầm quyền chấp nhận. Các cuộc biểu tình xảy ra và kết cục đều bị giải tán (đàn áp) bằng cách này hay cách khác, như: vụ biểu tình của người dân Thái Bình (1999), vụ biểu tình Tây Nguyên (2004), và gần đây là vụ biểu tình của người dân oan các tỉnh miền nam tại Sài Gòn.
Ngược lại, ngay cả những quan điểm trùng lặp với chế độ cũng không được thể hiện qua hình thức biểu tình. Ví dụ: Vào năm 2003 khi quân đội Mỹ tiến hành chiến dịch Tự Do Cho Iraqi, thì tất cả đài báo tại Việt Nam đều tuyên truyền một chiều với ý đồ nhồi nhét vào đầu óc người dân hình ảnh bài chính quyền Bush trên toàn nước Mỹ và thế giới. Hiếm có báo chí nước nào mà mô tả hình ảnh phiến diện một chiều như báo chí tại Việt Nam, nhưng một điều lạ là ở Việt Nam không hề có cuộc biểu tình chống chiến tranh nào diễn ra.

Một câu chuyện bên lề là lúc đó tôi có nói chuyện với một cô bạn tại Việt Nam, thì cô ta hỏi tôi rằng: Vừa rồi H. có đi biểu tình chống chiến tranh chứ? Câu hỏi này làm tôi nhận thấy y như rằng cô bạn đã hiển nhiên coi tôi là người phải chống đối lại chiến dịch lật đổ chế độ Saddam, trong khi đó đáng lý trước hết cô ta phải hỏi tôi là người ủng hộ hay là chống chiến dịch ấy. Rõ ràng báo chí tuyên truyền mô tả một chiều và bưng bít thông tin đã áp đặt và nhồi nhét tư tưởng bài Mỹ vào đầu óc cô bạn, và khi cô bạn nói chuyện với tôi, cô bạn cũng đem cái tư tưởng đó mà áp đặt vì cho rằng ai cũng như ai. Sự áp đặt tư tưởng một chiều đã biến một sinh viên đại học trong xã hội này mất cả khả năng suy luận tối thiểu mà nghĩ rằng cả nước Mỹ đang xuống đường biểu tình phản đối chiến tranh, và ai cũng phải có tư tưởng như mình. Trên thực tế, theo thăm dò của các hãng thông tấn lớn lúc đó thì trên 75% dân Mỹ ủng hộ chiến dịch lật đổ chế độ Saddam.
Tôi không trả lời trực tiếp cô bạn, và sau khi giải thích cho cô bạn hiểu, tôi hỏi ngược lại: Vậy thì V. có đi biểu tình chống chiến tranh không? Cô bạn có vẻ bất ngờ với câu hỏi ngược lại của tôi, tôi cũng hiểu lý do vì sao, bởi trong xã hội Việt Nam hiện nay làm gì có khái niệm ấy.

=> Tóm lại, biểu tình là một việc làm không được chế độ Cộng Sản đang cai trị tại Việt Nam chấp nhận, nó chỉ diễn ra ở mức “tức nước vỡ bờ” như những gì người dân các tỉnh miền nam đã thể hiện trong những tháng vừa qua. Trong xã hội này, nhiều khi biểu tình được xem là tội lỗi, là phản động, làm xấu hình ảnh đất nước, bôi nhọ quê hương trong mắt thế giới. Lối suy nghĩ nông cạn này chỉ nhằm giúp để bao biện cho những kẻ độc tài tiếp tục cai trị và chà đạp quyền con người. Ngược lại, thế giới bên ngoài chẳng bao giờ nhìn vào một kẻ luôn tìm cách che đậy xấu xa và sự thật mà cho đó là tốt đẹp, là một đối tác đáng tin cậy để hợp tác làm ăn và phát triển.

★ Những cuộc biểu tình lớn và kết quả của nó

Lịch sử thế giới đã trải qua nhiều nghìn năm, nhưng những cuộc biểu tình đúng nghĩa bằng hình thức đấu tranh ôn hòa chỉ được ghi nhận cách đây khoảng 4 thập niên, từ phong trào đấu tranh cho quyền dân sự do Martin Luther King khởi xướng.

Civil Rights: Ngày 28 tháng 8 năm 1963, khoảng 200,000 người đã xuống đường diễn hành từ khu bảo tàng Washington (Washington Monument) đến đài tưởng niệm Lincoln (Lincoln Memorial). Ở đây, Martin Luther King đã đọc bài diễn văn hùng biện “I have a dream” nổi tiếng. Tên tuổi ông đã đi vào lịch sử như một nhà chính trị cao cả trong thế kỷ 20. Ông được trao tặng Nobel hòa bình (1964), huân chương tổng thống về tự do (1977), và huân chương danh dự của Quốc Hội (2004). Từ năm 1986, ngày sinh nhật của ông đã được lấy làm ngày lễ quốc gia ở Hoa Kỳ.
Stonewall Riots: là phong trào đấu tranh của những người đồng tính và chuyển giới. Đây thực chất không phải là một cuộc biểu tình, vì nó là một chuỗi bạo động giữa cảnh sát thành phố New York và những người đồng tính kéo dài nhiều ngày từ ngày 28 tháng 6 năm 1969. Tuy nhiên, nó có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức con người và luật pháp sau này. Nó được coi là một cuộc cách mạng về quyền cá nhân và giới tính.
Phong trào phản chiến chiến tranh Việt Nam: phong trào từ cuối những năm 60′s đến năm 1973 lan rộng khắp Hoa Kỳ và trên thế giới, và có sự ảnh hưởng vô cùng to lớn. Mặc dù ngày nay vẫn còn sự tranh cãi đúng-sai của phong trào, nhưng hầu hết mọi người đều thừa nhận phong trào này đã ảnh hưởng đến nền chính trị Mỹ khiến quân đội Mỹ phải rút khỏi Việt Nam vào năm 1973, và gián tiếp làm toàn bộ cõi Đông Dương rơi vào tay khối Cộng Sản sau đó.
Thiên An Môn: Là phong trào của sinh viên Bắc Kinh đòi dân chủ diễn ra vào cuối tháng 4 năm 1989, kéo dài đến ngày 4 tháng 6 khi chính quyền cộng sản Trung Quốc đã dùng quân đội đàn áp một cách đẫm máu. Mặc dù bị dập tắt và Trung Quốc ngày nay vẫn chưa có dân chủ, nhưng phong trào này đã có ảnh hưởng lớn đến cải cách chính trị và kinh tế sau này, góp phần giúp Trung Quốc phát triễn thịnh vượng hơn.

Kết luận:
– Mọi hình thức đấu tranh ôn hòa và không gây hại TRỰC TIẾP đến một cá nhân khác đều được coi là hợp pháp.
– Biểu tình là một trong những hình thức thực thi "quyền tự do ngôn luận" của công dân trong xã hội dân chủ, là một trong những nhân quyền cơ bản được qui định trong Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân quyền.
– Không một bộ luật nào được coi là có hiệu lực, nếu nó vi phạm hiến pháp nhà nước hoặc trái ngược với các luật nhân quyền.
– Không một chính quyền hoặc chế độ nào có đủ lý do để đàn áp nhân quyền, ngoại trừ chính chế độ đó đang vi phạm pháp luật và vi phạm Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.
– Mọi hình thức cản trở tự do ngôn luận đều bị xem là vi phạm nhân quyền.

————————————-————————————-
Tài liệu tham khảo:
- Kilman, J. & Costello, G. (Eds). (2000). The Constitution of the United States of America: Analysis and Interpretation.
- “Václav Havel.” The Power of the Powerless. trans. Paul Wilson, M.E. Sharpe, Inc. Armonk, New York. Personal Webpage Online.
- “Benjamin Franklin.” Discovering World History. The Gale Group.
Online. 14 Mar 1999.
- “Protests against the 2003 Iraq war” Br. Online. 13 April 2003.

(Dzukaka)

Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

BỨC TRANH VỀ NƯỚC MỸ


ღ Một bức ảnh được bộ ngoại giao Mỹ bình chọn là hình ảnh đặc trưng có thể nói lên được đặc điểm của nước Mỹ. Bạn có biết bức ảnh đó như thế nào?- Đó không phải là bức ảnh quen thuộc về tượng Nữ Thần Tự Do.
- Đó không phải là bức ảnh sừng sững của Empire State Building.
- Đó không phải là bức ảnh nguy nga của tòa Bạch Ốc.
- Đó không phải là bức ảnh đặc sắc của Disney Land.
- Đó không phải là bức ảnh lộng lẫy của Cầu Cổng Vàng.
- Và đó cũng không phải là tượng đài Abraham Lincoln, nghĩa trang Arlington, hay Vườn Quốc Gia Red Wood.
=> Một bức ảnh để nói lên đặc điểm riêng của nước Mỹ không thể nào là một bức ảnh mô tả riêng biệt về tinh thần, vật chất, quyền lực, văn minh, hay là hứa hẹn - hoặc bất cứ một điều gì khác có tính biểu tượng đơn độc.

ღ Bức ảnh mà bộ ngoại giao đã chọn làm hình ảnh đặc trưng cho nước Mỹ thật đơn giản. Bức ảnh mang tên "The Difference - Sự Khác Biệt".Hình ảnh trên bức ảnh là bên một góc bờ hồ nhỏ trong một ngày đẹp trời. Tâm điểm của bức ảnh là hình ảnh dưới nước có một chú thiên nga xinh đẹp, to xác, trắng trẻo với chiếc cổ quặp xuống, đang bơi êm ả về một phía; còn trên bờ thì là một chú vịt bầu xấu xí, nhỏ con, đen đủi, ngẩng cao đầu, đang bước thản nhiên qua chiều ngược lại.
Tuy nhiên, dù có sự khác biệt hoàn toàn trái ngược nhau như thế nhưng cả hai chú đều có thể sống với nhau một cách thoải mái trong cùng một môi trường chung. Mỗi chú đều có quyền tự do để sống theo ý muốn của mình mà không phụ thuộc hay xâm phạm đến quyền sống của nhau. Và chắc chắn các chú cũng sẵn sàng đón nhận những loài cùng giống chim mới đến cư trú với mình trên bờ hồ. Khi thừa nhận sự tồn tại của khác biệt và tôn trọng quyền sống lẫn nhau, khung cảnh sống của bờ hồ trở nên sinh động và đầy màu sắc. 
=>Hình ảnh đó thật đẹp và cho ta cảm giác thoải mái, êm ả, dễ chịu. Hình ảnh của nước Mỹ cũng là hình ảnh được thu gọn bên bờ hồ trong bức ảnh ấy.

ღ Điều này thật là đáng để suy ngẫm:  Tại sao trong một xã hội với "sự đa dạng khác biệt" về màu da, chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa, nguồn gốc như nước Mỹ; mà con người có thể sống bên nhau, có thể đối xử một cách ôn hòa và tôn trọng lẫn nhau, chia sẻ nhiều giá trị khác biệt với nhau, để xây dựng một đất nước hùng mạnh, một xã hội văn minh và tiến bộ?!
Câu trả lời đúng nhất là vì họ yêu chuộng tự do, họ tôn trọng quyền sống và họ thừa nhận sự khác biệt của nhau. Họ cũng là một khối đoàn kết nhất bởi đoàn kết không bị hiểu sai là phải "giống hệt nhau", đoàn kết có ý nghĩa là tôn trọng và thừa nhận giá trị riêng của nhau.
Bức ảnh đó được chọn làm biểu tượng cho nước Mỹ, bởi nước Mỹ chỉ xứng đáng được như thế; và những người sống trên đất nước này cũng chỉ học theo cách sống như

chú vịt và chú thiên nga kia mà thôi.
Tuy nhiên, để được khung cảnh như bờ hồ, và cách sống như chú vịt và chú thiên nga kia thì khắp năm châu không phải ở đâu cũng có được.

***
Chú thích: Hình minh họa, đây không phải bức ảnh chính thức. Trích nguồn: Dzu Kaka