★ Thụy Sỹ là nước đầu tiên công nhận thực vật biết tri giác và tình cảm
Chính phủ Thụy Sỹ thông qua dự luật đầu tiên về quyền lợi của Thực vật. Dự luật này quy định rằng Thực vật được bảo vệ về mặt đạo đức và pháp lý, và các công dân Thụy Sỹ phải đối xử với chúng một cách thích hợp! Như vậy có thể nói Thụy Sỹ là nước đầu tiên công nhận Thực vật biết tri giác và tình cảm.
★ Thực vật có trí tuệ hay không?
Nhiều năm trước, khi ghé thăm khu vườn của một người bạn ở Úc, khu vườn nằm trong một căn phòng lớn và tất cả các cây được xếp gọn gàng theo hàng. Ở một bên của căn phòng, các cây xanh dường như cao hơn và thẫm màu hơn, còn càng xa chỗ ấy thì cây càng kém tươi tốt. Tôi đã đề cập về sự khác biệt rõ ràng này với chủ của khu vườn, và được ông giải thích rằng: "góc có những cây tươi tốt nhất là nơi ông đã cho chúng nghe nhạc".
Tò mò, tôi hỏi ông ta những cây trồng này thích thể loại nhạc gì? Ông cho biết: chúng thích nhạc cổ điển nhất, tuy nhiên gần đây ông đã đạt được những kết quả tốt hơn khi sử dụng các bản ghi âm tiếng dế kêu.
★ Thực vật có tình cảm không?
Gần đây, theo một bài báo trên tạp chí ScienceDaily, một vài nhà khoa học khám phá ra rằng loài Impatiens pallida (một loài hoa dại có màu vàng) có khả năng nhận ra họ hàng, và chúng có thể hiện tình cảm.Các cá thể của loài hoa dại màu vàng này thường mọc gần với các cá thể có họ hàng với chúng, và có phản ứng mạnh mẽ đối với những cuộc đấu tranh sinh tồn trên mặt đất – đặc biệt là sự tranh giành ánh sáng mặt trời. Bằng cách dồn sinh lực vào lá, loài cây này có thể phát triển nhanh chóng che phủ lá các cây đối thủ và lấy đi ánh sáng mặt trời của đối thủ. Chúng cũng có thể kích thích rễ tăng trưởng và lấn át hệ thống rễ của các cây lân cận.
Tuy nhiên, những cây hoa dại màu vàng này không làm thế khi những cây lân cận là một trong những họ hàng của chúng. Giữa những cây có họ hàng gần, thì loài cây hoa này không tăng phân bổ chất dinh dưỡng cho rễ hoặc lá. Thay vào đó, chúng hay đổi hình thái bằng cách tăng cường phát triển thân dài ra và phân nhánh. Điều này là một ví dụ cụ thể về việc thực vật cộng tác với những cây họ hàng nhằm nhận được những chất dinh dưỡng cũng như ánh sáng cần thiết mà không che khuất nhau.
★ Thực vật có tình cảm không?
Gần đây, theo một bài báo trên tạp chí ScienceDaily, một vài nhà khoa học khám phá ra rằng loài Impatiens pallida (một loài hoa dại có màu vàng) có khả năng nhận ra họ hàng, và chúng có thể hiện tình cảm.Các cá thể của loài hoa dại màu vàng này thường mọc gần với các cá thể có họ hàng với chúng, và có phản ứng mạnh mẽ đối với những cuộc đấu tranh sinh tồn trên mặt đất – đặc biệt là sự tranh giành ánh sáng mặt trời. Bằng cách dồn sinh lực vào lá, loài cây này có thể phát triển nhanh chóng che phủ lá các cây đối thủ và lấy đi ánh sáng mặt trời của đối thủ. Chúng cũng có thể kích thích rễ tăng trưởng và lấn át hệ thống rễ của các cây lân cận.
Tuy nhiên, những cây hoa dại màu vàng này không làm thế khi những cây lân cận là một trong những họ hàng của chúng. Giữa những cây có họ hàng gần, thì loài cây hoa này không tăng phân bổ chất dinh dưỡng cho rễ hoặc lá. Thay vào đó, chúng hay đổi hình thái bằng cách tăng cường phát triển thân dài ra và phân nhánh. Điều này là một ví dụ cụ thể về việc thực vật cộng tác với những cây họ hàng nhằm nhận được những chất dinh dưỡng cũng như ánh sáng cần thiết mà không che khuất nhau.
★ Thực vật có ý thức không?Theo một tạp chí uy tín Plant Physiology (Sinh lý học thực vật) thì cây trồng có khả năng xác định nguy hiểm, báo hiệu mối nguy hiểm đó cho các cây khác và sắp xếp mọi thứ nhằm phòng thủ chống lại các mối đe dọa có thể nhận thấy được. Theo nhà thực vật học Bill Williams thuộc Viện nghiên cứu Helvetica: “thực vật không chỉ có nhận thức và cảm thấy đau đớn, chúng thậm chí còn có thể giao tiếp”.
Cleve Backster và “Tri giác nguyên sơ” của thực vật
Cleve Backster là cựu chuyên gia thẩm vấn của CIA. Vào năm 1960, trong đầu ông thình lình nảy ra ý kết nối máy phát hiện nói dối với cây trồng. Kết quả nằm ngoài khả năng tưởng tượng của ông, khi ông phát hiện ra rằng chúng phản ứng lại đối với những hành động gây hại (ví dụ như cắt lá) hay thậm chí những suy nghĩ làm hại đến chúng phát sinh từ những người ở gần đó. Sau rất nhiều thí nghiệm khác nhau, ông đã buộc phải đưa đến một kết luận gây chấn động, mặc dù biết nhiều người sẽ không hoan nghênh kết quả của mình. Ông đã kết luận rằng: "thực vật có tri giác và có tình cảm."
Khi ấy, Backster gắn các điện cực của máy phát hiện nói dối với cây huyết dụ trong văn phòng của ông, sau đó tưới nước cho cây và chờ xem phản ứng của những chiếc lá. Ông kinh ngạc phát hiện ra rằng: cây thực sự đã phản ứng lại với hành động này. Sau đó, ông quyết định chờ xem liệu điều gì sẽ xảy ra nếu như ông đe dọa nó, và ông nảy ra ý rằng sẽ quẹt diêm để đốt lá cây nơi gắn các điện cực. Một sự thật hết sức khó tin đã xảy ra: Cái cây không đợi cho đến lúc ông đốt que diêm, mà nó phản ứng ngay tức khắc đúng thời điểm mà ý định của ông vừa mới hình thành trong đầu!
Thông qua các nghiên cứu sâu hơn, Backster thấy rằng chính ý định của ông đã khiến cho cây Huyết dụ ấy phản ứng lại.Trong một thí nghiệm khác, ông đặt hai cái cây với nhau, rồi bảo học sinh của mình dẫm đạp một cái cây trước mặt cái cây kia, dẫm đạp cho chết. Sau đó đưa cái cây kia vào phòng, nối vào máy dò; rồi bảo năm em học sinh lần lượt đi từ ngoài vào. Bốn em học sinh đầu đi vào, không có phản ứng gì cả. Đến khi học sinh thứ năm vốn đã dẫm đạp cây nọ bước vào, thì [em này] còn chưa kịp tiến đến, bút điện tử đã lập tức vẽ nên một đường cong; khi người ta sợ hãi mới có thể vẽ xuất ra đường cong như thế.
Ông cũng phát hiện ra rằng thực vật có sự nhận thức lẫn nhau, chia buồn với cái chết của bất cứ sinh vật nào, cực kì ghét những người đã giết chết các cây khác một cách vô tình hay cố ý. Chúng cũng nhớ một cách trìu mến, mở rộng trường năng lượng của chúng ra ngoài hướng về những người đã trồng và chăm sóc chúng, thậm chí khi “bạn” của chúng cách xa cả về thời gian lẫn không gian.
Trong thực tế, ông nhận thấy, thực vật có thể phản ứng “tức thời” với một sự việc đang diễn ra cách xa hàng ngàn dặm. Và không chỉ là những nhà tâm linh, chúng còn là những nhà tiên tri, biết trước được cát hung và bao gồm cả thời tiết.
Cleve Backster và “Tri giác nguyên sơ” của thực vật
Cleve Backster là cựu chuyên gia thẩm vấn của CIA. Vào năm 1960, trong đầu ông thình lình nảy ra ý kết nối máy phát hiện nói dối với cây trồng. Kết quả nằm ngoài khả năng tưởng tượng của ông, khi ông phát hiện ra rằng chúng phản ứng lại đối với những hành động gây hại (ví dụ như cắt lá) hay thậm chí những suy nghĩ làm hại đến chúng phát sinh từ những người ở gần đó. Sau rất nhiều thí nghiệm khác nhau, ông đã buộc phải đưa đến một kết luận gây chấn động, mặc dù biết nhiều người sẽ không hoan nghênh kết quả của mình. Ông đã kết luận rằng: "thực vật có tri giác và có tình cảm."
Khi ấy, Backster gắn các điện cực của máy phát hiện nói dối với cây huyết dụ trong văn phòng của ông, sau đó tưới nước cho cây và chờ xem phản ứng của những chiếc lá. Ông kinh ngạc phát hiện ra rằng: cây thực sự đã phản ứng lại với hành động này. Sau đó, ông quyết định chờ xem liệu điều gì sẽ xảy ra nếu như ông đe dọa nó, và ông nảy ra ý rằng sẽ quẹt diêm để đốt lá cây nơi gắn các điện cực. Một sự thật hết sức khó tin đã xảy ra: Cái cây không đợi cho đến lúc ông đốt que diêm, mà nó phản ứng ngay tức khắc đúng thời điểm mà ý định của ông vừa mới hình thành trong đầu!
Thông qua các nghiên cứu sâu hơn, Backster thấy rằng chính ý định của ông đã khiến cho cây Huyết dụ ấy phản ứng lại.Trong một thí nghiệm khác, ông đặt hai cái cây với nhau, rồi bảo học sinh của mình dẫm đạp một cái cây trước mặt cái cây kia, dẫm đạp cho chết. Sau đó đưa cái cây kia vào phòng, nối vào máy dò; rồi bảo năm em học sinh lần lượt đi từ ngoài vào. Bốn em học sinh đầu đi vào, không có phản ứng gì cả. Đến khi học sinh thứ năm vốn đã dẫm đạp cây nọ bước vào, thì [em này] còn chưa kịp tiến đến, bút điện tử đã lập tức vẽ nên một đường cong; khi người ta sợ hãi mới có thể vẽ xuất ra đường cong như thế.
Ông cũng phát hiện ra rằng thực vật có sự nhận thức lẫn nhau, chia buồn với cái chết của bất cứ sinh vật nào, cực kì ghét những người đã giết chết các cây khác một cách vô tình hay cố ý. Chúng cũng nhớ một cách trìu mến, mở rộng trường năng lượng của chúng ra ngoài hướng về những người đã trồng và chăm sóc chúng, thậm chí khi “bạn” của chúng cách xa cả về thời gian lẫn không gian.
Trong thực tế, ông nhận thấy, thực vật có thể phản ứng “tức thời” với một sự việc đang diễn ra cách xa hàng ngàn dặm. Và không chỉ là những nhà tâm linh, chúng còn là những nhà tiên tri, biết trước được cát hung và bao gồm cả thời tiết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét