Con người trong bất cứ chế độ độc tài toàn trị Cộng Sản nào cũng đều ít nhiều bị tôi cứng bởi hai đặc tính, đó là: "nô lệ tư tưởng và nô lệ số phận".
+ Trong đó, nô lệ tư tưởng là vì họ đã bị nhồi sọ từ lúc mới lọt lòng để trở thành như những bản photocopy y hệt nhau, không có tư duy độc lập và dĩ nhiên rất kém sáng tạo. Nô lệ tư tưởng thường đồng nghĩa với ngu dốt. Trong chế độ CS, thành phần này là thành phần bầy đàn dễ bị dẫn dắt và dễ a dua theo chế độ. Nô lệ tư tưởng dễ giải thóat hơn nếu người đó có điều kiện tiếp xúc với sự thật (sự thật được hiểu như là tri thức và lẽ phải). Ví dụ cho trường hợp này như là các du học sinh từng bị nhồi sọ để ngợi ca cho chế độ độc tài nhưng khi được ra ngoài học hỏi, rất nhiều trong số đó đã vỡ lẽ và có xu hướng ủng hộ dân chủ, chống độc tài.
+ Còn nô lệ số phận thì là cam chịu số phận, chấp nhận cái xấu và thậm chí là ra sức bảo vệ cho cái xấu, ngay cả khi người đó rất hiểu biết về những việc mình đang làm. Nô lệ số phận thường đi đôi với sự bất chính, nếu không muốn nói là có xu hướng đi ngược lẽ phải, làm lợi cho phía ác. Thành phần nô lệ số phận là nền tảng cho chế độ độc tài tồn tại. Nô lệ số phận rất khó giải thóat, bởi đó là sự ràng buộc, hoặc cam chịu hay là chấp nhận. Người nô lệ số phận chỉ có thể tự giải thoát, và khả năng đó xảy ra khi chính người đó trở thành nạn nhân của chế độ. Ví dụ cho trường hợp này như là những tri thức, văn nghệ sĩ từng một thời là những tay bồi bút, văn nô viết lời ngợi ca chế độ, ngụy biện cho chế độ, che giấu tội ác và xấu xa của chế độ, nhưng khi chính những người đó trở thành nạn nhân của nền độc tài, thì họ đã phản tĩnh, tố cáo lại chế độ, nói ra những gì mà chính họ một thời ra sức che đậy.
=> Ngoài ra người không thuộc hai thành phần trên là những người có tư duy độc lập để dám nói lên những gì họ nghĩ, và dám biến thành việc làm từ những gì họ nghĩ. Người không thuộc hai thành phần trên sẽ biết phân biệt giữa tệ nạn xã hội với những hệ lụy do cơ chế độc tài gây ra, để không cho phép mình dễ dàng đánh giá rằng “xã hội nào cũng có bất cập”. Họ biết phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc của họ và chế độ đang cai trị họ. Họ dám chọn lấy những việc làm riêng của mình, thậm chí rất lớn lao, thay vì cam chịu số phận mà ai đó đã định hướng sẵn cho họ.
(dzukaka)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét