GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀ BÓC LỘT SỨC LAO ĐỘNG
Karl Marx 101 (Giảng viên: Bà Nông thị Cạn, nông dân xã Nghèo tỉnh Đói)
- Bà Nông thị Cạn (NTC) (châm điếu ba con 5 hút, mắt nhìn xa xăm): Ngày xửa ngày xưa, khi chủ nghĩa Marx mới manh nha vào Việt Nam, những người thực sự hiểu nó có lẽ đếm trên đầu ngón tay. Ngay cả cụ Hồ học rộng hiểu nhiều, thông minh tài trí là vậy cũng phải lắc đầu nhăn mặt [1]. Chính vì vậy, người dân đi theo ủng hộ Việt Minh không phải vì họ hiểu chủ nghĩa Marx tròn méo ra sao, mà vì hoa mắt trước những lời hứa hẹn đẹp đẽ của nó: "Độc lập - tự do", "Người cày có ruộng", "xã hội bình quyền", "nhà nước của nhân dân", "không còn người bóc lột người"...
- Bống: Ô hay, đang giảng về Marx, bà tự dưng ôn nghèo kể khổ làm cái gì thế?
- Bà NTC: Đó là bà muốn nói rằng, đời bà đã bị lừa, và vì thế bà không muốn đời các cháu, và mấy cậu trí thức ở đây, tiếp tục mắc lừa nữa. Mà cháu thấy đấy, người dân ủng hộ Đảng vì ấm no, hạnh phúc, chứ đâu có ủng hộ xây dựng CNXH đâu mà người ta nói đó là lựa chọn lịch sử? Nếu CNXH không đem lại ấm no hạnh phúc, thì xây dựng nó làm cái gì?
- Bống: Sao bà lại kết luận rằng CNXH không thể đem lại những gì nó hứa hẹn?
- Bà NTC: Cháu bình tĩnh đê! Để bà từ từ giải thích cho cháu và các cậu trí thức ở đây hiểu... Một trong những nền tảng lý luận mà Marx dùng để xây dựng lên CNXH chính là học thuyết về giá trị thặng dư. Dựa trên kết luận "tư bản bóc lột giá trị thặng dư của người lao động" của Marx, Việt Nam ta đã từng tìm mọi cách để xóa bỏ tư bản, rồi cả nước suýt chết đói đó cháu. Hôm nay, bà sẽ từ từ giảng giải cho cháu sai lầm của Marx trong học thuyết này nhé. À mà cháu có biết giá trị thặng dư là cái quái gì không đấy?
- Bống: Có chứ bà! Cô giáo cháu ở trường dạy rằng, tư bản bỏ ra tư liệu sản xuất (c), trả lương cho lao động (v) và làm ra sản phẩm. Khi đem bán sản phẩm, thu về khoản tiền là G. Mà khoản G này thường lớn hơn giá trị c+v bỏ ra ban đầu, số dư đó là m, được gọi là giá trị thặng dư... [2]
- Bà NTC (vỗ đùi): Cha bố anh, anh học thuộc lòng giỏi đấy! Theo Marx, giá trị thặng dư (m) chính là do sức lao động của người làm công mà ra, chuyển vào hàng hóa. Khi chiếm đoạt giá trị thặng dư, nhà tư bản đã bóc lột sức lao động của người làm công, phải không nào?
- Bống: Đúng đó bà, cô giáo cháu cũng nói thế... Nhưng mà cháu thấy hơi vô lý!
- Bà NTC: Cháu thấy vô lý ở điểm nào?
- Bống: Nếu giá trị thặng dư m là do sức lao động của công nhân tạo ra, thì công nhân xứng đáng chiếm trọn khoản m đó. Nhưng nếu chiếm hết m, thì nhà tư bản chẳng còn gì, vậy ông ta bỏ vốn và nhà xưởng ra để làm gì?
- Bà NTC (lại vỗ đùi): Đúng là cháu bà giỏi thật! Cháu hãy tưởng tượng rằng cháu nghĩ ra sáng kiến mua hoa về bán ngày 20/11 ở trường cháu. Cháu bỏ vốn ra cho thằng bạn thực hiện, lại còn cho nó mượn cả xe máy để đi Nhật Tân mua hoa nữa. Đến hết 8/3, bạn cháu thanh toán tiền xe và trả lại tiền vốn; còn nó giữ hết tiền lời. Liệu cháu có chịu vậy không?
- Bống: Chịu là thế nào hả bà? Cháu oánh bỏ mẹ nó ấy chứ... Tiền vốn của cháu, sáng kiến của cháu, nó chỉ có sức lao động mà đòi hưởng tất hả?
- Bà NTC: Đấy, vấn đề là ở đó! Marx không chứng minh được rằng giá trị thặng dư là của ai: Người lao động hay Tư bản. Có lẽ câu trả lời công bằng nhất là: Hai bên chia đều lợi nhuận thu được. Nhà tư bản hưởng tất cũng không đúng, mà người lao động hưởng tất cũng sai toét...
- Bống: Vậy hả bà? Thế phân chia thế nào mới ổn thỏa? 30-70 hay 50-50?
- Bà NTC (cười sằng sặc): Chẳng có gianh giới phân chia cố định nào ở đây cả, cháu ạ! Phân chia thế nào cho để hai bên đều chấp nhận được phụ thuộc vào sức mạnh mặc cả của hai bên. Ngày xưa, vào thời của Marx, lao động dư thừa và thiếu sự đoàn kết, người lao động luôn ở thế yếu nên tư bản chèn ép. Ngày nay, ở các nước tiên tiến, lao động phổ thông nhiều khi thiếu hụt, lại biết đoàn kết với nhau thành công đoàn bảo vệ quyền lợi cho mình, nên tư bản nhiều khi lại bị chèn ép trở lại. Cháu biết không, ở nhiều nước tiên tiến hiện nay, lái xe bus nhiều khi được coi là overpaid đó cháu! Tại họ cứ đình công suốt, bắt giới chủ phải tăng lương mà…
Nhưng thôi, quay lại với học thuyết giá trị thặng dư của Marx. Như cháu thấy đó, vấn đề ở đây đơn giản chỉ là phân chia lợi nhuận thế nào cho công bằng; nhưng Marx đã hình sự hóa lên thành "Bản chất của tư bản là bóc lột", và đi tới phương án ngu ngốc là "xóa bỏ tư hữu", chuyển sang "sở hữu toàn dân"…
- Bống: Tại sao phương án đó lại ngu ngốc hả bà?
- Bà NTC (mỉm cười nhe hàm răng lơ thơ): Ngu quá đi ấy chứ! Bây giờ thay vì tư bản hay người lao động chiếm đoạt giá trị thặng dư (m), nhà nước sẽ nhận giá trị này và phân bổ lại cho người dân. Mà nhà nước XHCN là ai? Là ông A bà B chú C, một nhóm người mệnh danh đại diện cho nhân dân lao động, nhưng những gì họ làm phản ánh lợi ích cá nhân của họ nhiều hơn là lợi ích của nhân dân lao động. Cháu thấy cái ông Dũng gì đó đánh bạc 2.5 triệu USD không? Tiền đó ở đâu ra? Là từ vốn ODA vay của nước ngoài. Nhưng thực chất ai sẽ trả khoản nợ đó? Ngân sách nhà nước, mà nguồn thu của nó chính là giá trị thặng dư của toàn xã hội đấy cháu ạ. Nói thẳng hơn nữa thì đó là tiền của bà, của cháu, và của các cậu trí thức ở đây đấy!
Giao việc phân chia giá trị thặng dư cho Nhà nước, Marx đã gửi trứng cho ác, đồng thời giết chết động lực phát triển của xã hội. Phần sau bà sẽ kể tiếp cho cháu những tác hại của giải pháp "công hữu hóa" của Marx nhé. Bây giờ thì đi ngủ đi, khuya lắm rồi!
- Bống: Vâng, mai bà lại kể tiếp nhé! Chúc bà ngủ ngon...
^.^
(X-cafe)
Karl Marx 101 (Giảng viên: Bà Nông thị Cạn, nông dân xã Nghèo tỉnh Đói)
- Bà Nông thị Cạn (NTC) (châm điếu ba con 5 hút, mắt nhìn xa xăm): Ngày xửa ngày xưa, khi chủ nghĩa Marx mới manh nha vào Việt Nam, những người thực sự hiểu nó có lẽ đếm trên đầu ngón tay. Ngay cả cụ Hồ học rộng hiểu nhiều, thông minh tài trí là vậy cũng phải lắc đầu nhăn mặt [1]. Chính vì vậy, người dân đi theo ủng hộ Việt Minh không phải vì họ hiểu chủ nghĩa Marx tròn méo ra sao, mà vì hoa mắt trước những lời hứa hẹn đẹp đẽ của nó: "Độc lập - tự do", "Người cày có ruộng", "xã hội bình quyền", "nhà nước của nhân dân", "không còn người bóc lột người"...
- Bống: Ô hay, đang giảng về Marx, bà tự dưng ôn nghèo kể khổ làm cái gì thế?
- Bà NTC: Đó là bà muốn nói rằng, đời bà đã bị lừa, và vì thế bà không muốn đời các cháu, và mấy cậu trí thức ở đây, tiếp tục mắc lừa nữa. Mà cháu thấy đấy, người dân ủng hộ Đảng vì ấm no, hạnh phúc, chứ đâu có ủng hộ xây dựng CNXH đâu mà người ta nói đó là lựa chọn lịch sử? Nếu CNXH không đem lại ấm no hạnh phúc, thì xây dựng nó làm cái gì?
- Bống: Sao bà lại kết luận rằng CNXH không thể đem lại những gì nó hứa hẹn?
- Bà NTC: Cháu bình tĩnh đê! Để bà từ từ giải thích cho cháu và các cậu trí thức ở đây hiểu... Một trong những nền tảng lý luận mà Marx dùng để xây dựng lên CNXH chính là học thuyết về giá trị thặng dư. Dựa trên kết luận "tư bản bóc lột giá trị thặng dư của người lao động" của Marx, Việt Nam ta đã từng tìm mọi cách để xóa bỏ tư bản, rồi cả nước suýt chết đói đó cháu. Hôm nay, bà sẽ từ từ giảng giải cho cháu sai lầm của Marx trong học thuyết này nhé. À mà cháu có biết giá trị thặng dư là cái quái gì không đấy?
- Bống: Có chứ bà! Cô giáo cháu ở trường dạy rằng, tư bản bỏ ra tư liệu sản xuất (c), trả lương cho lao động (v) và làm ra sản phẩm. Khi đem bán sản phẩm, thu về khoản tiền là G. Mà khoản G này thường lớn hơn giá trị c+v bỏ ra ban đầu, số dư đó là m, được gọi là giá trị thặng dư... [2]
- Bà NTC (vỗ đùi): Cha bố anh, anh học thuộc lòng giỏi đấy! Theo Marx, giá trị thặng dư (m) chính là do sức lao động của người làm công mà ra, chuyển vào hàng hóa. Khi chiếm đoạt giá trị thặng dư, nhà tư bản đã bóc lột sức lao động của người làm công, phải không nào?
- Bống: Đúng đó bà, cô giáo cháu cũng nói thế... Nhưng mà cháu thấy hơi vô lý!
- Bà NTC: Cháu thấy vô lý ở điểm nào?
- Bống: Nếu giá trị thặng dư m là do sức lao động của công nhân tạo ra, thì công nhân xứng đáng chiếm trọn khoản m đó. Nhưng nếu chiếm hết m, thì nhà tư bản chẳng còn gì, vậy ông ta bỏ vốn và nhà xưởng ra để làm gì?
- Bà NTC (lại vỗ đùi): Đúng là cháu bà giỏi thật! Cháu hãy tưởng tượng rằng cháu nghĩ ra sáng kiến mua hoa về bán ngày 20/11 ở trường cháu. Cháu bỏ vốn ra cho thằng bạn thực hiện, lại còn cho nó mượn cả xe máy để đi Nhật Tân mua hoa nữa. Đến hết 8/3, bạn cháu thanh toán tiền xe và trả lại tiền vốn; còn nó giữ hết tiền lời. Liệu cháu có chịu vậy không?
- Bống: Chịu là thế nào hả bà? Cháu oánh bỏ mẹ nó ấy chứ... Tiền vốn của cháu, sáng kiến của cháu, nó chỉ có sức lao động mà đòi hưởng tất hả?
- Bà NTC: Đấy, vấn đề là ở đó! Marx không chứng minh được rằng giá trị thặng dư là của ai: Người lao động hay Tư bản. Có lẽ câu trả lời công bằng nhất là: Hai bên chia đều lợi nhuận thu được. Nhà tư bản hưởng tất cũng không đúng, mà người lao động hưởng tất cũng sai toét...
- Bống: Vậy hả bà? Thế phân chia thế nào mới ổn thỏa? 30-70 hay 50-50?
- Bà NTC (cười sằng sặc): Chẳng có gianh giới phân chia cố định nào ở đây cả, cháu ạ! Phân chia thế nào cho để hai bên đều chấp nhận được phụ thuộc vào sức mạnh mặc cả của hai bên. Ngày xưa, vào thời của Marx, lao động dư thừa và thiếu sự đoàn kết, người lao động luôn ở thế yếu nên tư bản chèn ép. Ngày nay, ở các nước tiên tiến, lao động phổ thông nhiều khi thiếu hụt, lại biết đoàn kết với nhau thành công đoàn bảo vệ quyền lợi cho mình, nên tư bản nhiều khi lại bị chèn ép trở lại. Cháu biết không, ở nhiều nước tiên tiến hiện nay, lái xe bus nhiều khi được coi là overpaid đó cháu! Tại họ cứ đình công suốt, bắt giới chủ phải tăng lương mà…
Nhưng thôi, quay lại với học thuyết giá trị thặng dư của Marx. Như cháu thấy đó, vấn đề ở đây đơn giản chỉ là phân chia lợi nhuận thế nào cho công bằng; nhưng Marx đã hình sự hóa lên thành "Bản chất của tư bản là bóc lột", và đi tới phương án ngu ngốc là "xóa bỏ tư hữu", chuyển sang "sở hữu toàn dân"…
- Bống: Tại sao phương án đó lại ngu ngốc hả bà?
- Bà NTC (mỉm cười nhe hàm răng lơ thơ): Ngu quá đi ấy chứ! Bây giờ thay vì tư bản hay người lao động chiếm đoạt giá trị thặng dư (m), nhà nước sẽ nhận giá trị này và phân bổ lại cho người dân. Mà nhà nước XHCN là ai? Là ông A bà B chú C, một nhóm người mệnh danh đại diện cho nhân dân lao động, nhưng những gì họ làm phản ánh lợi ích cá nhân của họ nhiều hơn là lợi ích của nhân dân lao động. Cháu thấy cái ông Dũng gì đó đánh bạc 2.5 triệu USD không? Tiền đó ở đâu ra? Là từ vốn ODA vay của nước ngoài. Nhưng thực chất ai sẽ trả khoản nợ đó? Ngân sách nhà nước, mà nguồn thu của nó chính là giá trị thặng dư của toàn xã hội đấy cháu ạ. Nói thẳng hơn nữa thì đó là tiền của bà, của cháu, và của các cậu trí thức ở đây đấy!
Giao việc phân chia giá trị thặng dư cho Nhà nước, Marx đã gửi trứng cho ác, đồng thời giết chết động lực phát triển của xã hội. Phần sau bà sẽ kể tiếp cho cháu những tác hại của giải pháp "công hữu hóa" của Marx nhé. Bây giờ thì đi ngủ đi, khuya lắm rồi!
- Bống: Vâng, mai bà lại kể tiếp nhé! Chúc bà ngủ ngon...
^.^
(X-cafe)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét